10 nguyên liệu cho 1 kế hoạch kinh doanh
Với nhiều người, một kế hoạch kinh doanh đơn thuần chỉ được sử dụng cho mục đích tìm kiếm vốn. Tuy nhiên, khái niệm trên lại hoàn toàn sai lầm. Một kế hoạch kinh doanh, được chuẩn bị chu đáo, và thường xuyên cập nhật, chính là chìa khóa thành công cho bất cứ công ty nào.
10 nguyên liệu cho 1 kế hoạch kinh doanh
Vì những lí do trên, đưa ra một bản kế hoạch kinh doanh "tuyệt vời" đã trở thành nhiệm vụ thiết yếu quan trọng cho các doanh nghiệp. Rõ ràng, không ai ngoài bản thân các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch kinh doanh riêng cho mình, nhưng nhà phân tích Martin Zwilling (tạp chí Forbes) đã đưa ra 10 nhân tố chủ chốt có tác động lớn nhất đến các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư.
1. Định nghĩa của vấn đề
Mọi kế hoạch cần bắt đầu với việc giải thích vấn đề mà công ty đang đặt mục tiêu giải quyết, chứ không phải một bản giới thiệu ngắn về công ty và sản phẩm, như bạn thường thấy. Công ty cần biết mình đối đầu với vấn đề gì và diễn giải một cách dễ hiểu nhất, cũng như định lượng "chi phí đau thương" về thời gian và tiền bạc.
2. Giải pháp và các lợi ích
Bảo đảm giải thích bằng cách nào, và vì sao sản phẩm của công ty bạn đem lại hiệu quả, đặc biệt cần nói rõ lợi ích của nhóm khách hàng trung tâm. Đây không phải phần bạn cần đưa ra các chi tiết cụ thể của một sản phẩm nào, và lưu ý, bỏ qua những thuật ngữ kĩ thuật và cường điệu.
3. Công nghiệp & định hình thị trường
Nếu không có thời gian biên soạn, một bản kế hoạch kinh doanh cần nắm bắt được sự phát triển của tổng thể ngành, các phân khúc thị trường, động lực thị trường, và tổng quan khách hàng. Đặc biệt, các biểu đồ, đồ thị liên quan, các số liệu từ những nguồn tin tưởng sẽ khiến báo cáo kinh doanh của bạn hiệu quả hơn rất nhiều.
4. Giải thích về mô hình kinh doanh
Tại phần này, bản kế hoạch nên giải thích một cách rõ ràng công ty của bạn kiếm lợi nhuận như thế nào: ai trả tiền cho bạn, và bạn còn bao nhiêu sau khi trừ đi các khoản chi. Làm rõ được câu hỏi trên, bản kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ cho thấy một cái nhìn rõ nét về tiềm năng tăng trưởng hấp dẫn của công ty.
5. Cạnh tranh và lợi thế ổn định
Liệt kê và mô tả các đối thủ của công ty, bao gồm các sản phẩm thay thế hay các dịch vụ tương ứng. (Một ví dụ đơn giản: Nếu bạn đang muốn bán một chiếc ôtô, đừng quên nhìn nhận về thị trường xe máy và các phương tiện công cộng.) Tiếp đó, bản kế hoạch kinh doanh cần chỉ rõ lợi thế cạnh tranh ổn định, và nhấn mạnh các rào cản khiến đối thủ của bạn không thể xâm nhập vào thị phần của công ty.
6. Marketing và chiến lược bán hàng
Ở phần này, bản kế hoạch kinh doanh cần khái quát con đường bạn tham gia thị trường, bao gồm: giá cả, các kênh phân phối (bao gồm cả chiến lược hợp tác). Đây là nơi tốt để bạn vạch ra thời gian biểu của các mốc quan trọng.
7. Nhóm điều hành
Rõ ràng, dù một bản kế hoạch kinh doanh có hay đến mấy, những ý tưởng có đặc sắc đến đâu, một điều quan trọng mà các nhà đầu tư sẽ không bao giờ bỏ qua chính là nhân lực. Hãy thuyết phục các nhà đầu tư rằng nhóm điều hành của công ty là những người tốt nhất và quyết tâm khởi nghiệp, cũng như có kiến thức sâu sắc về phạm vi mà công ty hoạt động. Nhóm nhân lực cần nói đến bao gồm các thành viên trong Hội đồng Tư vấn và những nhân vật chủ chốt trong ngành có liên quan tới công ty.
8. Các yêu cầu gây Quỹ
Giải thích làm cách nào công ty có thể đạt được lượng vốn cần thiết, và diễn tả sâu sắc công ty dự định sử dụng số tiền đó như thế nào. Giới thiệu số lượng các nhà sáng lập cam kết tài chính và các chủ tài sản có cổ phần trong công ty.
9. Dự báo tài chính
Bao gồm doanh thu và các chi phí trong vòng 3 năm qua (nếu có liên quan), và đưa ra dự báo cho 5 năm sắp tới dựa trên các dữ liệu đó. Giới thiệu cụ thể và – giải thích rõ ràng cho bất cứ giả định tăng trưởng nào. Đánh dấu các mốc chuyển hướng.
10. Chiến lược đầu ra
Tại mục này, bản kế hoạch kinh doanh cần cho thấy khi nào và bằng cách nào, dưới hình thức gì, các nhà đầu tư có thể rút số vốn của mình.
Cuối cùng, khi bạn lên một kế hoạch kinh doanh, hãy tập trung vào việc xây dựng công ty của mình, chứ không phải thể hiện sự hiếu thắng. Làm được như vậy, tiền bạc, danh tiếng và lời vẫy gọi của thị trường cổ phiếu sẽ đến với bạn. Một nhắc nhở nhỏ: một bản kế hoạch kinh doanh dài và phức tạp sẽ không bao giờ thành công. Hãy ghi nhớ, bản kế hoạch kinh doanh là tài liệu để nhấn mạnh, trấn an chứ không mang tính giải trí. Những dự đoán tốt nhất và câu trả lời cho mọi câu hỏi của các nhà đầu tư sẽ mang đến "cái gật đầu" thỏa mãn với bản kế hoạch kinh doanh của bạn.
10 nguyên liệu cho 1 kế hoạch kinh doanh
Vì những lí do trên, đưa ra một bản kế hoạch kinh doanh "tuyệt vời" đã trở thành nhiệm vụ thiết yếu quan trọng cho các doanh nghiệp. Rõ ràng, không ai ngoài bản thân các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch kinh doanh riêng cho mình, nhưng nhà phân tích Martin Zwilling (tạp chí Forbes) đã đưa ra 10 nhân tố chủ chốt có tác động lớn nhất đến các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư.
1. Định nghĩa của vấn đề
Mọi kế hoạch cần bắt đầu với việc giải thích vấn đề mà công ty đang đặt mục tiêu giải quyết, chứ không phải một bản giới thiệu ngắn về công ty và sản phẩm, như bạn thường thấy. Công ty cần biết mình đối đầu với vấn đề gì và diễn giải một cách dễ hiểu nhất, cũng như định lượng "chi phí đau thương" về thời gian và tiền bạc.
2. Giải pháp và các lợi ích
Bảo đảm giải thích bằng cách nào, và vì sao sản phẩm của công ty bạn đem lại hiệu quả, đặc biệt cần nói rõ lợi ích của nhóm khách hàng trung tâm. Đây không phải phần bạn cần đưa ra các chi tiết cụ thể của một sản phẩm nào, và lưu ý, bỏ qua những thuật ngữ kĩ thuật và cường điệu.
3. Công nghiệp & định hình thị trường
Nếu không có thời gian biên soạn, một bản kế hoạch kinh doanh cần nắm bắt được sự phát triển của tổng thể ngành, các phân khúc thị trường, động lực thị trường, và tổng quan khách hàng. Đặc biệt, các biểu đồ, đồ thị liên quan, các số liệu từ những nguồn tin tưởng sẽ khiến báo cáo kinh doanh của bạn hiệu quả hơn rất nhiều.
4. Giải thích về mô hình kinh doanh
Tại phần này, bản kế hoạch nên giải thích một cách rõ ràng công ty của bạn kiếm lợi nhuận như thế nào: ai trả tiền cho bạn, và bạn còn bao nhiêu sau khi trừ đi các khoản chi. Làm rõ được câu hỏi trên, bản kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ cho thấy một cái nhìn rõ nét về tiềm năng tăng trưởng hấp dẫn của công ty.
5. Cạnh tranh và lợi thế ổn định
Liệt kê và mô tả các đối thủ của công ty, bao gồm các sản phẩm thay thế hay các dịch vụ tương ứng. (Một ví dụ đơn giản: Nếu bạn đang muốn bán một chiếc ôtô, đừng quên nhìn nhận về thị trường xe máy và các phương tiện công cộng.) Tiếp đó, bản kế hoạch kinh doanh cần chỉ rõ lợi thế cạnh tranh ổn định, và nhấn mạnh các rào cản khiến đối thủ của bạn không thể xâm nhập vào thị phần của công ty.
6. Marketing và chiến lược bán hàng
Ở phần này, bản kế hoạch kinh doanh cần khái quát con đường bạn tham gia thị trường, bao gồm: giá cả, các kênh phân phối (bao gồm cả chiến lược hợp tác). Đây là nơi tốt để bạn vạch ra thời gian biểu của các mốc quan trọng.
7. Nhóm điều hành
Rõ ràng, dù một bản kế hoạch kinh doanh có hay đến mấy, những ý tưởng có đặc sắc đến đâu, một điều quan trọng mà các nhà đầu tư sẽ không bao giờ bỏ qua chính là nhân lực. Hãy thuyết phục các nhà đầu tư rằng nhóm điều hành của công ty là những người tốt nhất và quyết tâm khởi nghiệp, cũng như có kiến thức sâu sắc về phạm vi mà công ty hoạt động. Nhóm nhân lực cần nói đến bao gồm các thành viên trong Hội đồng Tư vấn và những nhân vật chủ chốt trong ngành có liên quan tới công ty.
8. Các yêu cầu gây Quỹ
Giải thích làm cách nào công ty có thể đạt được lượng vốn cần thiết, và diễn tả sâu sắc công ty dự định sử dụng số tiền đó như thế nào. Giới thiệu số lượng các nhà sáng lập cam kết tài chính và các chủ tài sản có cổ phần trong công ty.
9. Dự báo tài chính
Bao gồm doanh thu và các chi phí trong vòng 3 năm qua (nếu có liên quan), và đưa ra dự báo cho 5 năm sắp tới dựa trên các dữ liệu đó. Giới thiệu cụ thể và – giải thích rõ ràng cho bất cứ giả định tăng trưởng nào. Đánh dấu các mốc chuyển hướng.
10. Chiến lược đầu ra
Tại mục này, bản kế hoạch kinh doanh cần cho thấy khi nào và bằng cách nào, dưới hình thức gì, các nhà đầu tư có thể rút số vốn của mình.
Cuối cùng, khi bạn lên một kế hoạch kinh doanh, hãy tập trung vào việc xây dựng công ty của mình, chứ không phải thể hiện sự hiếu thắng. Làm được như vậy, tiền bạc, danh tiếng và lời vẫy gọi của thị trường cổ phiếu sẽ đến với bạn. Một nhắc nhở nhỏ: một bản kế hoạch kinh doanh dài và phức tạp sẽ không bao giờ thành công. Hãy ghi nhớ, bản kế hoạch kinh doanh là tài liệu để nhấn mạnh, trấn an chứ không mang tính giải trí. Những dự đoán tốt nhất và câu trả lời cho mọi câu hỏi của các nhà đầu tư sẽ mang đến "cái gật đầu" thỏa mãn với bản kế hoạch kinh doanh của bạn.
Nguồn tin: thoibaokinhdoanh.vn