Kinh doanh trên... mái nhà
Người dân ngày càng quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là ở các thành phố lớn, nơi thường xuyên đối mặt với thực phẩm "bẩn", được tẩm ướp các loại hóa chất độc hại để đánh lừa người tiêu dùng.
Hai sinh viên của Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó và cho ra đời dự án "Kinh doanh trên mái nhà: Giải pháp hiệu quả, tận dụng đất bỏ trống sản xuất và cung ứng thực phẩm sạch cho các khu chung cư ở TP.HCM".
Hai chủ nhân của dự án là Dương Tấn Lực và Nguyễn Ngọc Thanh (Khoa Môi trường - Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM). Dự án được nghiên cứu và thực hiện theo phương pháp thủy canh kết hợp nuôi cá, gọi tắt là mô hình Aquabonics: đặt các mô hình Aquabonics trên tầng thượng của những tòa nhà chung cư trong thành phố, qua đó tận dụng được diện tích bỏ trống để sản xuất và cung ứng thực phẩm sạch cho người dân trong chính các khu chung cư đó.
Mô hình được thực hiện theo quy trình khép kín, bên trên trồng rau, ở dưới nuôi cá. Nước từ hồ cá sẽ được bơm lên để tưới rau, chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ và được giá thể (xơ dừa) và vi sinh vật phân giải để nuôi rau, sau đó nước sạch sẽ trở lại hồ cá.
Lực cho biết, với diện tích tầng mái của một tòa nhà chung cư là 400m2, áp dụng mô hình Aquabonics có thể cho doanh thu từ rau và cá lên tới 200 triệu đồng trong thời gian 3 tháng, sau khi trừ đi tất cả các chi phí, lợi nhuận thu được có thể đạt 15 - 20 triệu đồng.
Bên cạnh đó, hệ thống Aquabonics được thiết kế khá đơn giản, tốn ít nhân công, nên có thể áp dụng trên nhiều khu chung cư cùng một lúc. Với một hệ thống, có thể nuôi từ 80 - 100 con cá (giống cá nhóm đề nghị là cá lóc hoặc cá rô, vì thời gian sinh trưởng ngắn, sức chịu đựng tốt) và 400 gốc rau (loại rau hiện tại nhóm đang thử nghiệm là rau muống).
Theo tính toán của hai sinh viên, với chu kỳ thu hoạch 4 tháng, khoảng 2 năm người đầu tư sẽ thu lại được khoản tiền bỏ ra ban đầu và có lãi.
Quan trọng hơn, mô hình trồng rau này không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế, mà còn góp phần cải thiện môi trường sống của người dân, làm tăng mảng xanh trong các chung cư ở thành phố. Hệ thống này hoàn toàn khép kín, không có chất thải nên rất thân thiện với môi trường.
Ngọc Thanh cho biết, sau khi thử nghiệm, dự án sẽ tiếp tục được hoàn thiện thêm một vài khâu nhưng quan trọng là được nhiều người quan tâm.
Khi đem dự án tham gia cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên TP.HCM năm 2013, "Kinh doanh trên mái nhà” đã giành giải nhì và được đánh giá rất cao về tính sáng tạo.
Dương Tấn Lực và Nguyễn Ngọc Thanh
|
Làm sao để có được nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe, thậm chí có thể kiếm ra tiền từ một mô hình sản xuất thực phẩm sạch là câu hỏi khiến nhiều người trăn trở.
Hai sinh viên của Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó và cho ra đời dự án "Kinh doanh trên mái nhà: Giải pháp hiệu quả, tận dụng đất bỏ trống sản xuất và cung ứng thực phẩm sạch cho các khu chung cư ở TP.HCM".
hệ thống Aquabonics |
Hai chủ nhân của dự án là Dương Tấn Lực và Nguyễn Ngọc Thanh (Khoa Môi trường - Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM). Dự án được nghiên cứu và thực hiện theo phương pháp thủy canh kết hợp nuôi cá, gọi tắt là mô hình Aquabonics: đặt các mô hình Aquabonics trên tầng thượng của những tòa nhà chung cư trong thành phố, qua đó tận dụng được diện tích bỏ trống để sản xuất và cung ứng thực phẩm sạch cho người dân trong chính các khu chung cư đó.
Mô hình được thực hiện theo quy trình khép kín, bên trên trồng rau, ở dưới nuôi cá. Nước từ hồ cá sẽ được bơm lên để tưới rau, chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ và được giá thể (xơ dừa) và vi sinh vật phân giải để nuôi rau, sau đó nước sạch sẽ trở lại hồ cá.
hệ thống Aquabonics |
Lực cho biết, với diện tích tầng mái của một tòa nhà chung cư là 400m2, áp dụng mô hình Aquabonics có thể cho doanh thu từ rau và cá lên tới 200 triệu đồng trong thời gian 3 tháng, sau khi trừ đi tất cả các chi phí, lợi nhuận thu được có thể đạt 15 - 20 triệu đồng.
Bên cạnh đó, hệ thống Aquabonics được thiết kế khá đơn giản, tốn ít nhân công, nên có thể áp dụng trên nhiều khu chung cư cùng một lúc. Với một hệ thống, có thể nuôi từ 80 - 100 con cá (giống cá nhóm đề nghị là cá lóc hoặc cá rô, vì thời gian sinh trưởng ngắn, sức chịu đựng tốt) và 400 gốc rau (loại rau hiện tại nhóm đang thử nghiệm là rau muống).
hệ thống Aquabonics |
Theo tính toán của hai sinh viên, với chu kỳ thu hoạch 4 tháng, khoảng 2 năm người đầu tư sẽ thu lại được khoản tiền bỏ ra ban đầu và có lãi.
Quan trọng hơn, mô hình trồng rau này không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế, mà còn góp phần cải thiện môi trường sống của người dân, làm tăng mảng xanh trong các chung cư ở thành phố. Hệ thống này hoàn toàn khép kín, không có chất thải nên rất thân thiện với môi trường.
Ngọc Thanh cho biết, sau khi thử nghiệm, dự án sẽ tiếp tục được hoàn thiện thêm một vài khâu nhưng quan trọng là được nhiều người quan tâm.
Khi đem dự án tham gia cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên TP.HCM năm 2013, "Kinh doanh trên mái nhà” đã giành giải nhì và được đánh giá rất cao về tính sáng tạo.
Nguồn tin: DNSG
Biên tập: sangnghiep.com
Không có nhận xét nào