Mở rộng quan hệ xã hội là cách giúp bạn nâng cao danh tiếng của mình
Sự tiến bộ của bạn, dù đó là trong sự đề bạt về chức vụ hay sự biến động trong cuộc sống, có liên quan mật thiết đến các mối quan hệ của bạn. Các điều tra đã cho thấy rằng, những người tìm được những công việc tốt thông qua bạn bè và người thân có tỷ lệ cao hơn rất nhiều bằng những con đường khác. Để phát triển, bạn cần phải có sự giúp đỡ của xã hội. Sự thông minh, tài chí, nền giáo dục mà bạn có được, sự cần cù chăm chỉ trong công việc, các đặc trưng cá tính đặc sắc khác tất cả sẽ không đủ để bạn được xã hội thừa nhận. Bạn còn phải làm cho nhiều người khác hiểu hơn về bạn.
Mở rộng quan hệ xã hội là cách giúp bạn nâng cao danh tiếng của mình
Muốn cho người khác hiểu bạn, không phải là chuyện quá khó. Điều mà bạn cần là phương pháp, nó sẽ rất có lợi để cho bạn thành công. Bạn cần phải biết cách làm sao để người khác hiểu mình và tìm mọi cách để làm được điều đó.
Hãy để cho bạn bè, người thân, những thành viên trong câu lạc bộ hiểu được rằng, bạn đang cần tìm một công việc mới, bạn đang cần tới những mối quan hệ xã hội bất kể danh tiếng của bạn thế nào, quyền lực của bạn đến đâu. Các quan hệ cũ của bạn vẫn có thể bằng cách này hoặc cách khác sẽ có tác dụng đối với bạn. Tác dụng quan trọng của những mối quan hệ được nảy sinh dựa trên sự kết hợp giữa quyền lực và thông tin. Nhưng trong mối quan hệ đó, bạn cần phải tính toán đến phương pháp tác dụng, hỗ trợ lẫn nhau. Tác dụng của mạng lưới quan hệ có liên quan đến những lĩnh vực nằm ngoài những tố chất mà bạn có. Trong mạng lưới quan hệ này, nó không phải là những quan hệ nhì nhằng, chằng chịt trong xã hội, mà là những mối quan hệ có liên quan đến mục tiêu của bạn, là một chất xúc tác khiến cho các loại quan hệ xã hội hợp lại với nhau. Tác dụng của chất xúc tác này rất lớn.
Để phát huy được hết sức mạnh của mạng lưới quan hệ, bạn cần phải nhớ rõ những nguyên tắc quan trọng như sau:
1. Cần phải liệt kê ra danh sách những người mình có quan hệ, liệt kê rõ những lĩnh vực mà mối quan hệ của bạn có liên quan đến. Chọn ra những người có khả năng tốt nhất để giúp bạn.
2. Để xây dựng được một mạng lưới quan hệ, bạn phải biết cách liên hệ mình với người khác.
Bạn có thể thiết lập mối quan hệ với người khác thông qua nhiều con đường chẳng hạn qua các đồng nghiệp trong công ty.
3. Hãy làm cho nhiều người hiểu về bạn hơn.
Bất kể là bạn muốn mình phát triển theo hướng nào, bạn cần phải cho mọi người hiểu về bạn và những thành công của bạn. Điều quan trọng nhất là làm cho những người có quyết định đến vận mạng của bạn hiếu được bạn. Đương nhiên, để họ biết được sự tồn tại của bạn đó là chuyện của riêng bạn. Nhưng bạn cần phải để cho người khác phát hiện ra bạn. Bởi vì dù bạn có làm việc chăm chỉ đến đâu, bạn xinh đến như thê nào, hoài bão của bạn có nhiều đến đâu, nhưng nếu bạn chỉ biết làm việc từ 9h sáng đến 5h chiều, vùi đầu vào công việc trong văn phòng, chắc chán bạn sẽ không thực hiện được mục tiêu nhờ những mối quan hệ để giúp đỡ mình. Với cách làm đó bạn đã dặt dấu chấm hết cho sự nghiệp phát triển của mình.
4. Hãy tỏ ra, công việc khá bận rộn.
Sau khi làm việc được khoảng 1, 2 tuần bạn hãy thử ngồi phân tích lại công việc hàng ngày của mình xem. Bạn sẽ phát hiện ra một điều hết sức ngạc nhiên, đó là phạm vi hoạt động của bạn quả nhỏ bé, ngày nào cũng tuần tự trong một vòng quay định sẵn, Bạn cần quan tâm biến những khoảng thời gian lãng phí trở nên có ích hơn đối vói bạn. Từ nay dù đi đến chỗ nào hoặc ở đâu về, bạn cũng nên mang về một chút tài liệu, giấy tờ, công văn v.v.. Bạn hãy chuẩn bị trước những thứ đó, nhét chúng vào ngăn bàn, sẽ không ai để ý đến những chuyện bạn làm hàng ngàv. Dần dần bạn sẽ biến điều đó thành một thói quen. Việc đi đâu cũng mang những thứ đó theo là có mục đích, sẽ khiến người khác cảm thấy bạn rất bận rộn.
Bạn nên đi làm sớm và về muộn hơn các đồng nghiệp khác, có thể những lãnh đạo cao cấp của cơ quan cũng đi làm vào những khoảng thời gian đó. Họ sẽ nhìn thấy bạn và chú ý đến những thứ bạn mang trên tay. Điều đó sẽ tạo nên ấn tương tốt về bạn là một con người chăm chỉ, có chí tiến thủ trong mắt họ. Bạn nên chọn những loại tài liệu có liên quan đến công việc mình dang làm.
5. Hãy tìm cơ hội dể tiếp xúc với các lãnh đạo. Hãy cố gắng tránh việc giao tiếp gián tiếp qua công văn, điện thoại trong công ty. Hãy tự mình đưa những công văn cần thiết. Điểu này sẽ có hai mục đích: Thứ nhất nó sẽ cho những người trong cơ quan biết đến bạn nhiều hơn, thắt chặt hơn mối quan hệ giữa bạn và các nhân viên khác trong cơ quan, thiết lập được cho mình những kênh thông tin riêng. Tiếp đó, bạn hãy cố gắng tiếp xúc với các lãnh đạo cấp cao của cơ quan. Cố gắng đừng để thư ký ngăn bạn ở ngoài, hãy tìm lý do để đưa được tài liệu đó trực tiếp cho giám đốc. Bạn cũng không nên chi đưa những công văn giấy tờ đó cho họ, bạn cũng nên thể hiện rằng mình rất hiểu biết về công việc: “Tôi đã phân tích căn cứ theo chủng loại mặt hàng, để đưa ra những tên gọi thích hợp, hy vọng nó sẽ tiện cho ông khi đọc. Nếu như ông thấy vẫn còn có vấn đề gì xin cứ gọi tôi”.
Việc bạn thường xuyên giữ mối quan hệ với cấp trên là cần thiết. Làm như vậy, một mặt bạn có thể trở thành trợ thủ của họ, mặt khác bạn cũng có thể biểu hiện được những tri thức và tài hoa của mình.
6. Hãy giữ mối liên hệ với các tổ chức và tập thể.
Bạn cần nhớ rằng, công việc bạn đang làm bâv giờ không phải là công việc bạn phải làm cả đời. Ngoài công việc đó ra, bạn còn có thể chọn một công việc khác lý tưởng hơn. Chính vì vậy bạn hãy cố gắng liên hệ mình với các tổ chức, tập thể. Trong quá trình làm việc, bạn đã quen biết thêm được nhiều đồng nghiệp khác ở các bộ phận khác nhau, ở các tổ chức và hiệp hội khác nhau. Thường thì những tổ chức, hiệp hội có những tờ báo hoặc ấn phẩm cho riêng mình. Nếu như bạn có những phát kiến, thành tựu nghiên cứu mới, bạn có thể đăng trên những ấn phẩm đó. Trên đó bạn không nhất thiết phải đăng những bài có liên quan đến chuyên ngành của mình. Bạn có thể đăng nhiều những bài viết khác nhưng mục đích cuối cùng vẫn là nâng cao uy tín của bạn.
Những hoạt động được nhắc đến ở trên đúng là những hoạt động tốn rất nhiều sức lực và thời gian. Những hoạt động đó không đem lại ngay những hiệu quả trước mắt. Chỉ đến khi nào trình độ chuyên môn của chúng ta đạt đến được một trình độ nhất định, đồng thời cũng có được những thành công nhất định, bạn mới nên dùng việc viết bài, đăng báo, diễn thuyết v.v… để thể hiện những thành quả của mình. Những hoạt động này sẽ tăng cường thêm tố chất tốt cho bạn, mở rộng được hoạt động xã hội, nâng cao tiếng tăm cho bạn, tạo cho người khác có ấn tượng về bạn là một con người biết vươn lên.
Nguồn tin: Nhật Minh
Mở rộng quan hệ xã hội là cách giúp bạn nâng cao danh tiếng của mình
Muốn cho người khác hiểu bạn, không phải là chuyện quá khó. Điều mà bạn cần là phương pháp, nó sẽ rất có lợi để cho bạn thành công. Bạn cần phải biết cách làm sao để người khác hiểu mình và tìm mọi cách để làm được điều đó.
Hãy để cho bạn bè, người thân, những thành viên trong câu lạc bộ hiểu được rằng, bạn đang cần tìm một công việc mới, bạn đang cần tới những mối quan hệ xã hội bất kể danh tiếng của bạn thế nào, quyền lực của bạn đến đâu. Các quan hệ cũ của bạn vẫn có thể bằng cách này hoặc cách khác sẽ có tác dụng đối với bạn. Tác dụng quan trọng của những mối quan hệ được nảy sinh dựa trên sự kết hợp giữa quyền lực và thông tin. Nhưng trong mối quan hệ đó, bạn cần phải tính toán đến phương pháp tác dụng, hỗ trợ lẫn nhau. Tác dụng của mạng lưới quan hệ có liên quan đến những lĩnh vực nằm ngoài những tố chất mà bạn có. Trong mạng lưới quan hệ này, nó không phải là những quan hệ nhì nhằng, chằng chịt trong xã hội, mà là những mối quan hệ có liên quan đến mục tiêu của bạn, là một chất xúc tác khiến cho các loại quan hệ xã hội hợp lại với nhau. Tác dụng của chất xúc tác này rất lớn.
Để phát huy được hết sức mạnh của mạng lưới quan hệ, bạn cần phải nhớ rõ những nguyên tắc quan trọng như sau:
1. Cần phải liệt kê ra danh sách những người mình có quan hệ, liệt kê rõ những lĩnh vực mà mối quan hệ của bạn có liên quan đến. Chọn ra những người có khả năng tốt nhất để giúp bạn.
2. Để xây dựng được một mạng lưới quan hệ, bạn phải biết cách liên hệ mình với người khác.
Bạn có thể thiết lập mối quan hệ với người khác thông qua nhiều con đường chẳng hạn qua các đồng nghiệp trong công ty.
3. Hãy làm cho nhiều người hiểu về bạn hơn.
Bất kể là bạn muốn mình phát triển theo hướng nào, bạn cần phải cho mọi người hiểu về bạn và những thành công của bạn. Điều quan trọng nhất là làm cho những người có quyết định đến vận mạng của bạn hiếu được bạn. Đương nhiên, để họ biết được sự tồn tại của bạn đó là chuyện của riêng bạn. Nhưng bạn cần phải để cho người khác phát hiện ra bạn. Bởi vì dù bạn có làm việc chăm chỉ đến đâu, bạn xinh đến như thê nào, hoài bão của bạn có nhiều đến đâu, nhưng nếu bạn chỉ biết làm việc từ 9h sáng đến 5h chiều, vùi đầu vào công việc trong văn phòng, chắc chán bạn sẽ không thực hiện được mục tiêu nhờ những mối quan hệ để giúp đỡ mình. Với cách làm đó bạn đã dặt dấu chấm hết cho sự nghiệp phát triển của mình.
4. Hãy tỏ ra, công việc khá bận rộn.
Sau khi làm việc được khoảng 1, 2 tuần bạn hãy thử ngồi phân tích lại công việc hàng ngày của mình xem. Bạn sẽ phát hiện ra một điều hết sức ngạc nhiên, đó là phạm vi hoạt động của bạn quả nhỏ bé, ngày nào cũng tuần tự trong một vòng quay định sẵn, Bạn cần quan tâm biến những khoảng thời gian lãng phí trở nên có ích hơn đối vói bạn. Từ nay dù đi đến chỗ nào hoặc ở đâu về, bạn cũng nên mang về một chút tài liệu, giấy tờ, công văn v.v.. Bạn hãy chuẩn bị trước những thứ đó, nhét chúng vào ngăn bàn, sẽ không ai để ý đến những chuyện bạn làm hàng ngàv. Dần dần bạn sẽ biến điều đó thành một thói quen. Việc đi đâu cũng mang những thứ đó theo là có mục đích, sẽ khiến người khác cảm thấy bạn rất bận rộn.
Bạn nên đi làm sớm và về muộn hơn các đồng nghiệp khác, có thể những lãnh đạo cao cấp của cơ quan cũng đi làm vào những khoảng thời gian đó. Họ sẽ nhìn thấy bạn và chú ý đến những thứ bạn mang trên tay. Điều đó sẽ tạo nên ấn tương tốt về bạn là một con người chăm chỉ, có chí tiến thủ trong mắt họ. Bạn nên chọn những loại tài liệu có liên quan đến công việc mình dang làm.
5. Hãy tìm cơ hội dể tiếp xúc với các lãnh đạo. Hãy cố gắng tránh việc giao tiếp gián tiếp qua công văn, điện thoại trong công ty. Hãy tự mình đưa những công văn cần thiết. Điểu này sẽ có hai mục đích: Thứ nhất nó sẽ cho những người trong cơ quan biết đến bạn nhiều hơn, thắt chặt hơn mối quan hệ giữa bạn và các nhân viên khác trong cơ quan, thiết lập được cho mình những kênh thông tin riêng. Tiếp đó, bạn hãy cố gắng tiếp xúc với các lãnh đạo cấp cao của cơ quan. Cố gắng đừng để thư ký ngăn bạn ở ngoài, hãy tìm lý do để đưa được tài liệu đó trực tiếp cho giám đốc. Bạn cũng không nên chi đưa những công văn giấy tờ đó cho họ, bạn cũng nên thể hiện rằng mình rất hiểu biết về công việc: “Tôi đã phân tích căn cứ theo chủng loại mặt hàng, để đưa ra những tên gọi thích hợp, hy vọng nó sẽ tiện cho ông khi đọc. Nếu như ông thấy vẫn còn có vấn đề gì xin cứ gọi tôi”.
Việc bạn thường xuyên giữ mối quan hệ với cấp trên là cần thiết. Làm như vậy, một mặt bạn có thể trở thành trợ thủ của họ, mặt khác bạn cũng có thể biểu hiện được những tri thức và tài hoa của mình.
6. Hãy giữ mối liên hệ với các tổ chức và tập thể.
Bạn cần nhớ rằng, công việc bạn đang làm bâv giờ không phải là công việc bạn phải làm cả đời. Ngoài công việc đó ra, bạn còn có thể chọn một công việc khác lý tưởng hơn. Chính vì vậy bạn hãy cố gắng liên hệ mình với các tổ chức, tập thể. Trong quá trình làm việc, bạn đã quen biết thêm được nhiều đồng nghiệp khác ở các bộ phận khác nhau, ở các tổ chức và hiệp hội khác nhau. Thường thì những tổ chức, hiệp hội có những tờ báo hoặc ấn phẩm cho riêng mình. Nếu như bạn có những phát kiến, thành tựu nghiên cứu mới, bạn có thể đăng trên những ấn phẩm đó. Trên đó bạn không nhất thiết phải đăng những bài có liên quan đến chuyên ngành của mình. Bạn có thể đăng nhiều những bài viết khác nhưng mục đích cuối cùng vẫn là nâng cao uy tín của bạn.
Những hoạt động được nhắc đến ở trên đúng là những hoạt động tốn rất nhiều sức lực và thời gian. Những hoạt động đó không đem lại ngay những hiệu quả trước mắt. Chỉ đến khi nào trình độ chuyên môn của chúng ta đạt đến được một trình độ nhất định, đồng thời cũng có được những thành công nhất định, bạn mới nên dùng việc viết bài, đăng báo, diễn thuyết v.v… để thể hiện những thành quả của mình. Những hoạt động này sẽ tăng cường thêm tố chất tốt cho bạn, mở rộng được hoạt động xã hội, nâng cao tiếng tăm cho bạn, tạo cho người khác có ấn tượng về bạn là một con người biết vươn lên.
Nguồn tin: Nhật Minh