Phần Lan tập trung giúp Việt Nam phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
Biên bản ghi nhớ được ký giữa Quỹ công nghệ và đổi mới sáng tạo Phần Lan (TEKES) và Bộ Khoa học Công nghệ (KH&CN) sáng 8/3 sẽ thúc đẩy sự hợp tác trong hỗ trợ, tài trợ các dự án nghiên cứu đổi mới sáng tạo giữa doanh nghiệp, viện nghiên cứu Việt Nam - Phần Lan.
Phần Lan, tài trợ, không hoàn lại, giảm dần, ODA, đổi mới sáng tạo, biên bản ghi nhớ, TEKES, hệ sinh thái khởi nghiệp, quản lý, quan ly, khởi nghiệp, khoi nghiep
Lễ ký biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ KHCN và Quỹ TEKES. | Nguồn: vietnamnet.vn
Các lĩnh vực được tập trung hợp tác bao gồm: Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm, ICT, chăm sóc sức khỏe, năng lượng, công nghệ Nano, công nghệ sạch, công nghệ hàng hải, công nghệ nuôi trồng thủy sản…
Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh khẳng định Phần Lan là một trong những nhà tài trợ không hoàn lại lớn nhất của Việt Nam trong những năm qua. Đặc biệt, Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP) đã góp phần nâng cao năng lực của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam.
Do đó, việc ký biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ KH&CN và TEKES lần này sẽ mở ra một phương thức hợp tác mới, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của cả Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu của hai nước.
Giảm tài trợ, tập trung hợp tác đổi mới sáng tạo
Trả lời phỏng vấn của báo chí, bà Lenita Toivakka, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Phát triển Phần Lan khẳng định, Việt Nam đang trở thành một nước có mức thu nhập trung bình, do đó hỗ trợ phát triển song phương chính thức của Phần Lan cho Việt Nam trong thời gian tới sẽ giảm dần.
"Bây giờ là lúc tìm ra hình thức viện trợ hợp tác mới thông qua thương mại và hoạt động về kinh tế. Và một trong những trọng tâm thời gian tới là đổi mới sáng tạo", bà Toivakka khẳng định.
Ông Pekka Soini, Tổng Giám đốc Quỹ TEKES cũng khẳng định, biên bản ghi nhớ được ký lần này sẽ tạo cơ sở để sự hợp tác giữa Việt Nam và Phần Lan đi vào thực chất, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
Tất cả doanh nghiệp Việt Nam sẽ xác định thách thức, khó khăn của mình là gì. Dựa vào đó, các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm đối tác Phần Lan có công nghệ, bí quyết giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn của mình", ông Soini nói.
Ngoài ra, chương trình còn tăng cường hợp tác về mặt nghiên cứu giữa các viện, trường giữa hai nước nhằm tăng tính ứng dụng của các nghiên cứu.
Phần Lan, tài trợ, không hoàn lại, giảm dần, ODA, đổi mới sáng tạo, biên bản ghi nhớ, TEKES, hệ sinh thái khởi nghiệp, quản lý, quan ly, khởi nghiệp, khoi nghiep
Lễ ký biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ KHCN và Quỹ TEKES. | Nguồn: vietnamnet.vn
Các lĩnh vực được tập trung hợp tác bao gồm: Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm, ICT, chăm sóc sức khỏe, năng lượng, công nghệ Nano, công nghệ sạch, công nghệ hàng hải, công nghệ nuôi trồng thủy sản…
Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh khẳng định Phần Lan là một trong những nhà tài trợ không hoàn lại lớn nhất của Việt Nam trong những năm qua. Đặc biệt, Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP) đã góp phần nâng cao năng lực của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam.
Do đó, việc ký biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ KH&CN và TEKES lần này sẽ mở ra một phương thức hợp tác mới, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của cả Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu của hai nước.
Giảm tài trợ, tập trung hợp tác đổi mới sáng tạo
Trả lời phỏng vấn của báo chí, bà Lenita Toivakka, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Phát triển Phần Lan khẳng định, Việt Nam đang trở thành một nước có mức thu nhập trung bình, do đó hỗ trợ phát triển song phương chính thức của Phần Lan cho Việt Nam trong thời gian tới sẽ giảm dần.
"Bây giờ là lúc tìm ra hình thức viện trợ hợp tác mới thông qua thương mại và hoạt động về kinh tế. Và một trong những trọng tâm thời gian tới là đổi mới sáng tạo", bà Toivakka khẳng định.
Ông Pekka Soini, Tổng Giám đốc Quỹ TEKES cũng khẳng định, biên bản ghi nhớ được ký lần này sẽ tạo cơ sở để sự hợp tác giữa Việt Nam và Phần Lan đi vào thực chất, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
Tất cả doanh nghiệp Việt Nam sẽ xác định thách thức, khó khăn của mình là gì. Dựa vào đó, các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm đối tác Phần Lan có công nghệ, bí quyết giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn của mình", ông Soini nói.
Ngoài ra, chương trình còn tăng cường hợp tác về mặt nghiên cứu giữa các viện, trường giữa hai nước nhằm tăng tính ứng dụng của các nghiên cứu.
Tác giả: Lê Văn | vietnamnet.vn
Không có nhận xét nào