Sai lầm phổ biến của những người lãnh đạo
Bất cứ sai lầm nào cũng có thể đưa doanh nghiệp của bạn đến kết cục đáng buồn. Nếu bạn vươn lên công tác lãnh đạo và cho rằng mình không có khuyết tật, thì hãy nghiên cứu kỹ danh sách này nhé!
Sai lầm phổ biến của những người lãnh đạo
Không có khả năng theo sát mọi chi tiết. Người lãnh đạo có uy tín phải biết cách nhận ra tất cả từ những điều nhỏ nhặt nhất. Anh ta không bao giờ được bỏ qua các vấn đề mới nảy sinh với lý do bận rộn. Nếu một người, dù là lãnh đạo hay là người thừa hành bình thường, tuyên bố là anh ta ôquá bậnằ và không thể thay đổi kế hoạch của mình chỉ vì những tình huống bất ngờ nào đó, thì chính là anh ta đã ký tên công nhận sự bất lực của mình. Người lãnh đạo vươn đến thành công cần sâu sát tất cả mọi chi tiết có liên quan đến công việc của mình. Tất nhiên, điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải biết sử dụng những người phó giúp việc của mình.
Không sẵn sàng thay thế người khác. Nếu tình hình đòi hỏi thì những người lãnh đạo thực sự tài ba lúc nào cũng phải sẵn sàng lãnh công việc mà anh ta đã giao cho những người khác. Những người lãnh đạo có khiếu đều nắm được chân lý: ôCó tóc để cho người ta nắmằ.
Có kiến thức nhưng chưa sử dụng vào công việc đã đòi được tưởng thưởng. Trên thế giới người ta trả tiền không phải vì bạn có kiến thức, mà vì bạn biết làm những điều gì đó hoặc thuyết phục người khác làm việc đó.
Sợ người thừa hành cạnh tranh với mình. Người lãnh đạo nào sợ nhân viên chiếm chỗ của mình, thì điều đó sớm hay muộn gì cũng sẽ xảy ra. Người lãnh đạo tài năng không giấu diếm bất cứ chi tiết nào trong công việc của mình với người mà anh ta có thể giao quyền, tự nguyện và có ý thức. Có như vậy anh ta mới tự hoàn thiện được mình và sẵn sàng làm việc tại bất cứ nơi nào, tự mình kiểm soát được những sự việc hoàn toàn khác nhau. Người đem lại cho người khác khả năng kiếm được tiền cũng thường thu được nhiều lợi lộc hơn - đó là một chân lý. Người lãnh đạo có trình độ thành thạo công việc của mình và tỏa ra sự hấp dẫn cá nhân, thì có thể có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc của người khác và giúp họ phục vụ công ty hữu ích và có giá trị hơn.
Thiếu trí tưởng tượng. Nếu người lãnh đạo thiếu trí tưởng tượng thì anh ta sẽ bất lực trước những tình huống bất ngờ và không có kế hoạch rõ ràng, vì thế hiệu quả lãnh đạo của anh ta sẽ rất thấp.
Ích kỷ. Người lãnh đạo, giành về mình toàn bộ vinh quang từ công việc đã hoàn thành, phải biết rằng nhân viên của mình có thể bất bình. Người lãnh đạo thông minh bao giờ cũng chia sẻ vinh quang. Anh ta phải chú trọng để tất cả những người thực sự xứng đáng đều được hưởng vinh dự. Bởi vì anh ta cần biết rằng phần đông mọi người sẽ làm việc tốt hơn nếu họ không đơn thuần làm việc vì tiền.
Không biết tự kìm chế. Nhân viên không thể kính trọng người lãnh đạo không có khả năng kìm chế ý nghĩ và điểm yếu của mình. Ngoài ra, sự thiếu kìm chế của lãnh đạo sẽ làm cho những người không đủ sức đương đầu bị hút cạn sức lực và tính chịu đựng.
Sự phản trắc. Lẽ ra cần phải bắt đầu liệt kê các sai lầm trong lãnh đạo chính từ điểm này. Người lãnh đạo không thực hiện đúng cam kết với nhân viên thì dù địa vị có cao hơn cũng không thể giữ được vai trò thủ lĩnh của mình. Với người phản trắc người ta sẽ không còn hỏi đến nữa và có thái độ khinh thường, và tất nhiên là anh ta đáng chịu điều đó. Không trung thành với lời nói và việc làm là một trong những nguyên nhân thất bại phổ biến nhất ở bất cứ lĩnh vực hoạt động nào.
Độc đoán trong lãnh đạo. Người lãnh đạo có trình độ thì bản thân phải không biết sợ, và không được gây sự sợ hãi cho nhân viên cấp dưới. Người lãnh đạo cố dùng uy tín của mình để gây sức ép với cấp dưới thì rất dễ nghiêng sang bạo lực. Một thủ lĩnh thật sự không cần phải quảng cáo ưu thế của mình. Anh ta đạt được điều đó bằng cách khác: thể hiện sự hiểu biết, thông cảm, trung thực và công minh, nắm vững công việc.
Chạy theo danh hiệu. Người lãnh đạo có uy tín không cần phải có danh hiệu mới được nhân viên dưới quyền tôn trọng. Người vênh vang về danh hiệu của mình thường không đủ sức đưa ra được điều gì khác. Tính huênh hoang và phô trương là không phù hợp với các phẩm chất công việc của một con người.
Nguồn tin: Napoleon Hill
Sai lầm phổ biến của những người lãnh đạo
Không có khả năng theo sát mọi chi tiết. Người lãnh đạo có uy tín phải biết cách nhận ra tất cả từ những điều nhỏ nhặt nhất. Anh ta không bao giờ được bỏ qua các vấn đề mới nảy sinh với lý do bận rộn. Nếu một người, dù là lãnh đạo hay là người thừa hành bình thường, tuyên bố là anh ta ôquá bậnằ và không thể thay đổi kế hoạch của mình chỉ vì những tình huống bất ngờ nào đó, thì chính là anh ta đã ký tên công nhận sự bất lực của mình. Người lãnh đạo vươn đến thành công cần sâu sát tất cả mọi chi tiết có liên quan đến công việc của mình. Tất nhiên, điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải biết sử dụng những người phó giúp việc của mình.
Không sẵn sàng thay thế người khác. Nếu tình hình đòi hỏi thì những người lãnh đạo thực sự tài ba lúc nào cũng phải sẵn sàng lãnh công việc mà anh ta đã giao cho những người khác. Những người lãnh đạo có khiếu đều nắm được chân lý: ôCó tóc để cho người ta nắmằ.
Có kiến thức nhưng chưa sử dụng vào công việc đã đòi được tưởng thưởng. Trên thế giới người ta trả tiền không phải vì bạn có kiến thức, mà vì bạn biết làm những điều gì đó hoặc thuyết phục người khác làm việc đó.
Sợ người thừa hành cạnh tranh với mình. Người lãnh đạo nào sợ nhân viên chiếm chỗ của mình, thì điều đó sớm hay muộn gì cũng sẽ xảy ra. Người lãnh đạo tài năng không giấu diếm bất cứ chi tiết nào trong công việc của mình với người mà anh ta có thể giao quyền, tự nguyện và có ý thức. Có như vậy anh ta mới tự hoàn thiện được mình và sẵn sàng làm việc tại bất cứ nơi nào, tự mình kiểm soát được những sự việc hoàn toàn khác nhau. Người đem lại cho người khác khả năng kiếm được tiền cũng thường thu được nhiều lợi lộc hơn - đó là một chân lý. Người lãnh đạo có trình độ thành thạo công việc của mình và tỏa ra sự hấp dẫn cá nhân, thì có thể có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc của người khác và giúp họ phục vụ công ty hữu ích và có giá trị hơn.
Thiếu trí tưởng tượng. Nếu người lãnh đạo thiếu trí tưởng tượng thì anh ta sẽ bất lực trước những tình huống bất ngờ và không có kế hoạch rõ ràng, vì thế hiệu quả lãnh đạo của anh ta sẽ rất thấp.
Ích kỷ. Người lãnh đạo, giành về mình toàn bộ vinh quang từ công việc đã hoàn thành, phải biết rằng nhân viên của mình có thể bất bình. Người lãnh đạo thông minh bao giờ cũng chia sẻ vinh quang. Anh ta phải chú trọng để tất cả những người thực sự xứng đáng đều được hưởng vinh dự. Bởi vì anh ta cần biết rằng phần đông mọi người sẽ làm việc tốt hơn nếu họ không đơn thuần làm việc vì tiền.
Không biết tự kìm chế. Nhân viên không thể kính trọng người lãnh đạo không có khả năng kìm chế ý nghĩ và điểm yếu của mình. Ngoài ra, sự thiếu kìm chế của lãnh đạo sẽ làm cho những người không đủ sức đương đầu bị hút cạn sức lực và tính chịu đựng.
Sự phản trắc. Lẽ ra cần phải bắt đầu liệt kê các sai lầm trong lãnh đạo chính từ điểm này. Người lãnh đạo không thực hiện đúng cam kết với nhân viên thì dù địa vị có cao hơn cũng không thể giữ được vai trò thủ lĩnh của mình. Với người phản trắc người ta sẽ không còn hỏi đến nữa và có thái độ khinh thường, và tất nhiên là anh ta đáng chịu điều đó. Không trung thành với lời nói và việc làm là một trong những nguyên nhân thất bại phổ biến nhất ở bất cứ lĩnh vực hoạt động nào.
Độc đoán trong lãnh đạo. Người lãnh đạo có trình độ thì bản thân phải không biết sợ, và không được gây sự sợ hãi cho nhân viên cấp dưới. Người lãnh đạo cố dùng uy tín của mình để gây sức ép với cấp dưới thì rất dễ nghiêng sang bạo lực. Một thủ lĩnh thật sự không cần phải quảng cáo ưu thế của mình. Anh ta đạt được điều đó bằng cách khác: thể hiện sự hiểu biết, thông cảm, trung thực và công minh, nắm vững công việc.
Chạy theo danh hiệu. Người lãnh đạo có uy tín không cần phải có danh hiệu mới được nhân viên dưới quyền tôn trọng. Người vênh vang về danh hiệu của mình thường không đủ sức đưa ra được điều gì khác. Tính huênh hoang và phô trương là không phù hợp với các phẩm chất công việc của một con người.
Nguồn tin: Napoleon Hill