Nỗi lo bên những “núi” phế thải xây dựng
Hiện nay, những công trình xây mới ngày càng mọc lên nhiều, đồng nghĩa với việc lượng đất thải, phế thải xây dựng (PTXD) phát sinh lớn. Vì nhiều lý do, việc giải quyết triệt để các “núi” PTXD đang là nỗi lo của nhiều địa phương...
Vấn nạn đổ trộm phế thải
Tại quận Nam Từ Liêm, khi các dự án chuẩn bị khởi công, Thanh tra Xây dựng quận thực hiện kiểm tra những thủ tục liên quan, trong đó có hợp đồng vận chuyển PTXD. Theo đánh giá của TTXD quận, 100% công trình xây dựng lớn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm phải có đủ hợp đồng vận chuyển PTXD mới được thi công. Một lợi thế là trên địa bàn quận có 4 đơn vị được giao thực hiện duy trì vệ sinh môi trường, gồm: HTX Thành Công, Chi nhánh Xí nghiệp Môi trường đô thị Từ Liêm, Công ty CP Xử lý chất thải xây dựng và Phát triển môi trường Hà Nội, Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Minh Quân.
Do đó, các chủ đầu tư công trình không phải "cất công" đi xa để tìm đối tác vận chuyển rác, đất thải, PTXD… Riêng đối với công trình của các hộ gia đình, cá nhân khi phá bỏ nhà cũ, xây công trình mới, họ được yêu cầu thu gom đất thải, PTXD vào một điểm tập kết tạm thuộc tổ dân phố của phường sở tại. Sau đó, UBND phường có trách nhiệm thuê đơn vị có chức năng vận chuyển từ điểm trung chuyển tạm này đến bãi xử lý rác của thành phố. Chi phí vận chuyển do hộ gia đình có công trình chịu trách nhiệm.
"Giải pháp" này hình thành từ hiệu quả ngăn chặn tình trạng đổ trộm PTXD của phường Phú Đô. Trước đó, thời điểm cuối năm 2014, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi phá dỡ, xây công trình có nhu cầu đổ phế thải và cũng để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng đổ trộm PTXD ở ven trục đường, khu đất công, đất nông nghiệp, cơ đê Sông Nhuệ…, UBND phường Phú Đô tạm thời bố trí khu vực hồ Đồng Rạnh làm nơi trung chuyển phế thải xây dựng. Theo đó, UBND phường thông báo rộng rãi tới các hộ dân trên địa bàn phường có nhu cầu đổ PTXD tập kết tại điểm trung chuyển hồ Đồng Rạnh, sau đó thuê HTX Môi trường Thành Công vận chuyển tới bãi rác của thành phố. Chi phí vận chuyển do chính các hộ dân trực tiếp ký hợp đồng và thanh toán…
Vào đợt cao điểm mùa khô, khi các công trình xây dựng được thi công nhiều, lãnh đạo UBND quận Nam Từ Liêm trực tiếp cùng lực lượng chức năng đi kiểm tra, ngăn chặn, phát hiện, xử lý vi phạm đổ trộm PTXD. Ngoài ra, cùng với việc tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm tra, các địa phương còn thực hiện rào tôn dọc tuyến đường Phạm Hùng, Đại lộ Thăng Long, Lê Đức Thọ, lập ba ri e chặn ở một số khu vực nhạy cảm… 3 tháng đầu năm 2016, toàn địa bàn quận đã phát hiện, xử phạt hàng chục vụ vi phạm đổ chất thải trái phép ra môi trường; thu gom, vận chuyển 2.037,49m3 đất thải, PTXD về bãi Dương Liễu - Hoài Đức, Vân Nội - Đông Anh. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là do địa bàn phường Đại Mỗ, Phú Đô, Mễ Trì, Trung Văn ở gần đại lộ, ven trục đường Tố Hữu… là những nơi đường vắng, có nhiều khoảng đất trống và giáp ranh với địa bàn các quận Thanh Xuân, Hà Đông, nên "vấn nạn" đổ trộm PTXD vẫn tiếp tục diễn ra...
Nỗi lo của các địa phương
Theo lãnh đạo Công ty CP Môi trường đô thị Hà Đông, mặc dù đơn vị có chức năng vận chuyển PTXD, nhưng thực tế, chưa có một đơn vị chủ đầu tư công trình nào ký hợp đồng vận chuyển PTXD với Công ty. Trong khi đó, số lượng các công trình lớn, nhỏ của các khu đô thị và những hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quận đang được thi công nhiều, lượng đất thải, phế thải cũng theo đó mà phát sinh. Từ khoảng năm 2014 trở về trước, tình trạng đổ trộm PTXD xảy ra nhiều, chủ yếu tại khu vực quanh khu chung cư Hyundai Hillstate - thuộc địa bàn phường Hà Cầu, máng kênh La Khê - phường Quang Trung…
Thực hiện chỉ đạo của UBND quận Hà Đông, Công ty đã bố trí lực lượng, phương tiện thu dọn các "núi" PTXD. Nhằm quản lý tốt các quỹ đất công, đất trống và ngăn chặn tình trạng đổ trộm PTXD, tháng 10-2014, UBND quận Hà Đông đã có Thông báo số 548/TB-UBND, yêu cầu "Chủ tịch UBND các phường chịu trách nhiệm về công tác quản lý PTXD trên địa bàn, nếu để xảy ra tình trạng đổ trộm phế thải, UBND phường có trách nhiệm thu gom, vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định và chịu hoàn toàn kinh phí tổ chức thực hiện".
Đến nay, tình trạng đổ trộm PTXD trên địa bàn quận Hà Đông giảm đáng kể. Trong năm 2015 và 2016, do tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm tra nên lực lượng chức năng phường La Khê đã bắt giữ, xử lý 4 vụ vi phạm đổ trộm PTXD tại các khu đất xen kẹt quanh Khu đô thị Văn Khê, xử phạt gần 10 triệu đồng. Tính từ đầu năm 2016 đến nay, trên địa bàn phường Mộ Lao đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 2 trường hợp xe công nông đổ trộm PTXD tại trục đường 25m, thuộc khu đất dịch vụ tổ dân phố 10 và 1 trường hợp làm rơi vãi đất trên đường 36m…
Được biết, Quyết định số 609/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2014, đã phê duyệt Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, toàn thành phố được phân thành 3 vùng xử lý chất thải rắn, đồng thời bố trí các trạm trung chuyển tại Thanh Lâm (Mê Linh), Tây Mỗ (Nam Từ Liêm), Tả Thanh Oai (Thanh Trì), Chúc Sơn (Chương Mỹ) và Quốc Oai…
Mặc dù quy hoạch vậy, nhưng thực tế, các khu, bãi xử lý chất thải rắn vẫn đang trong giai đoạn thực hiện dở dang, chưa hoàn chỉnh, thậm chí có những dự án chưa triển khai được vì thiếu quỹ đất, chưa có vốn... Hiện, chất thải rắn xây dựng bị đầy ứ tại các bãi chứa rác và điểm trung chuyển Lâm Du - Long Biên, Nguyên Khê - Đông Anh, Núi Thoong - Chương Mỹ, Tây Mỗ - Từ Liêm… Do đó, việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn đổ trộm phế thải và vận chuyển PTXD đến đâu, vẫn là nỗi lo của các địa phương.
Vấn nạn đổ trộm phế thải
Tại quận Nam Từ Liêm, khi các dự án chuẩn bị khởi công, Thanh tra Xây dựng quận thực hiện kiểm tra những thủ tục liên quan, trong đó có hợp đồng vận chuyển PTXD. Theo đánh giá của TTXD quận, 100% công trình xây dựng lớn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm phải có đủ hợp đồng vận chuyển PTXD mới được thi công. Một lợi thế là trên địa bàn quận có 4 đơn vị được giao thực hiện duy trì vệ sinh môi trường, gồm: HTX Thành Công, Chi nhánh Xí nghiệp Môi trường đô thị Từ Liêm, Công ty CP Xử lý chất thải xây dựng và Phát triển môi trường Hà Nội, Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Minh Quân.
Do đó, các chủ đầu tư công trình không phải "cất công" đi xa để tìm đối tác vận chuyển rác, đất thải, PTXD… Riêng đối với công trình của các hộ gia đình, cá nhân khi phá bỏ nhà cũ, xây công trình mới, họ được yêu cầu thu gom đất thải, PTXD vào một điểm tập kết tạm thuộc tổ dân phố của phường sở tại. Sau đó, UBND phường có trách nhiệm thuê đơn vị có chức năng vận chuyển từ điểm trung chuyển tạm này đến bãi xử lý rác của thành phố. Chi phí vận chuyển do hộ gia đình có công trình chịu trách nhiệm.
"Giải pháp" này hình thành từ hiệu quả ngăn chặn tình trạng đổ trộm PTXD của phường Phú Đô. Trước đó, thời điểm cuối năm 2014, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi phá dỡ, xây công trình có nhu cầu đổ phế thải và cũng để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng đổ trộm PTXD ở ven trục đường, khu đất công, đất nông nghiệp, cơ đê Sông Nhuệ…, UBND phường Phú Đô tạm thời bố trí khu vực hồ Đồng Rạnh làm nơi trung chuyển phế thải xây dựng. Theo đó, UBND phường thông báo rộng rãi tới các hộ dân trên địa bàn phường có nhu cầu đổ PTXD tập kết tại điểm trung chuyển hồ Đồng Rạnh, sau đó thuê HTX Môi trường Thành Công vận chuyển tới bãi rác của thành phố. Chi phí vận chuyển do chính các hộ dân trực tiếp ký hợp đồng và thanh toán…
Vào đợt cao điểm mùa khô, khi các công trình xây dựng được thi công nhiều, lãnh đạo UBND quận Nam Từ Liêm trực tiếp cùng lực lượng chức năng đi kiểm tra, ngăn chặn, phát hiện, xử lý vi phạm đổ trộm PTXD. Ngoài ra, cùng với việc tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm tra, các địa phương còn thực hiện rào tôn dọc tuyến đường Phạm Hùng, Đại lộ Thăng Long, Lê Đức Thọ, lập ba ri e chặn ở một số khu vực nhạy cảm… 3 tháng đầu năm 2016, toàn địa bàn quận đã phát hiện, xử phạt hàng chục vụ vi phạm đổ chất thải trái phép ra môi trường; thu gom, vận chuyển 2.037,49m3 đất thải, PTXD về bãi Dương Liễu - Hoài Đức, Vân Nội - Đông Anh. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là do địa bàn phường Đại Mỗ, Phú Đô, Mễ Trì, Trung Văn ở gần đại lộ, ven trục đường Tố Hữu… là những nơi đường vắng, có nhiều khoảng đất trống và giáp ranh với địa bàn các quận Thanh Xuân, Hà Đông, nên "vấn nạn" đổ trộm PTXD vẫn tiếp tục diễn ra...
Nỗi lo của các địa phương
Theo lãnh đạo Công ty CP Môi trường đô thị Hà Đông, mặc dù đơn vị có chức năng vận chuyển PTXD, nhưng thực tế, chưa có một đơn vị chủ đầu tư công trình nào ký hợp đồng vận chuyển PTXD với Công ty. Trong khi đó, số lượng các công trình lớn, nhỏ của các khu đô thị và những hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quận đang được thi công nhiều, lượng đất thải, phế thải cũng theo đó mà phát sinh. Từ khoảng năm 2014 trở về trước, tình trạng đổ trộm PTXD xảy ra nhiều, chủ yếu tại khu vực quanh khu chung cư Hyundai Hillstate - thuộc địa bàn phường Hà Cầu, máng kênh La Khê - phường Quang Trung…
Thực hiện chỉ đạo của UBND quận Hà Đông, Công ty đã bố trí lực lượng, phương tiện thu dọn các "núi" PTXD. Nhằm quản lý tốt các quỹ đất công, đất trống và ngăn chặn tình trạng đổ trộm PTXD, tháng 10-2014, UBND quận Hà Đông đã có Thông báo số 548/TB-UBND, yêu cầu "Chủ tịch UBND các phường chịu trách nhiệm về công tác quản lý PTXD trên địa bàn, nếu để xảy ra tình trạng đổ trộm phế thải, UBND phường có trách nhiệm thu gom, vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định và chịu hoàn toàn kinh phí tổ chức thực hiện".
Đến nay, tình trạng đổ trộm PTXD trên địa bàn quận Hà Đông giảm đáng kể. Trong năm 2015 và 2016, do tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm tra nên lực lượng chức năng phường La Khê đã bắt giữ, xử lý 4 vụ vi phạm đổ trộm PTXD tại các khu đất xen kẹt quanh Khu đô thị Văn Khê, xử phạt gần 10 triệu đồng. Tính từ đầu năm 2016 đến nay, trên địa bàn phường Mộ Lao đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 2 trường hợp xe công nông đổ trộm PTXD tại trục đường 25m, thuộc khu đất dịch vụ tổ dân phố 10 và 1 trường hợp làm rơi vãi đất trên đường 36m…
Được biết, Quyết định số 609/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2014, đã phê duyệt Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, toàn thành phố được phân thành 3 vùng xử lý chất thải rắn, đồng thời bố trí các trạm trung chuyển tại Thanh Lâm (Mê Linh), Tây Mỗ (Nam Từ Liêm), Tả Thanh Oai (Thanh Trì), Chúc Sơn (Chương Mỹ) và Quốc Oai…
Mặc dù quy hoạch vậy, nhưng thực tế, các khu, bãi xử lý chất thải rắn vẫn đang trong giai đoạn thực hiện dở dang, chưa hoàn chỉnh, thậm chí có những dự án chưa triển khai được vì thiếu quỹ đất, chưa có vốn... Hiện, chất thải rắn xây dựng bị đầy ứ tại các bãi chứa rác và điểm trung chuyển Lâm Du - Long Biên, Nguyên Khê - Đông Anh, Núi Thoong - Chương Mỹ, Tây Mỗ - Từ Liêm… Do đó, việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn đổ trộm phế thải và vận chuyển PTXD đến đâu, vẫn là nỗi lo của các địa phương.
Theo Hà nội mới
Không có nhận xét nào