Đồng sáng lập startup: Để bất đồng trở nên có ích
Trong bất cứ hình thức hợp tác nào, sự bất đồng là không thể tránh khỏi, thậm chí bất đồng còn có ích. Nhưng trong một môi trường áp lực cao, nhiều rủi ro như tại các doanh nghiệp startup thì mâu thuẫn không thể kiểm soát có nghĩa là thảm họa.
Thực tế, 65% doanh nghiệp startup thất bại vì mâu thuẫn giữa những người đồng sáng lập (theo kết quả một cuộc khảo sát 10.000 nhà sáng lập của 4.000 doanh nghiệp startup). Noam Wasserman, giáo sư của Harvard Business School đã đề cập đến sự thật này trong quyển sách của ông The Founder’s Dilemmas (Những trường hợp tiến thoái lưỡng nan của người sáng lập).
Vậy làm thế nào để bạn có thể kiểm soát tốt hơn, thậm chí có thể tránh được những cuộc tranh cãi trí mạng giữa những người đồng sáng lập công ty? Bài viết này được đúc kết từ những cuộc trò chuyện với các nhà đầu tư và những nhà sáng lập doanh nghiệp startup tại Đông Nam Á, những người đã chứng kiến và trải nghiệm các câu chuyện thành công cũng như “đau thương” của quá trình startup.
1. Kiểm soát cái tôi
Quek Siu Rui, đồng sáng lập công ty startup Carousell (ứng dụng chợ trời trực tuyến) của Singapore chia sẻ: “Chúng tôi cực kỳ tập trung vào sứ mệnh của công ty.
Giữa chúng tôi có một thỏa ước chung là việc cá nhân và chuyện “cái tôi” sẽ không được ưu tiên”. Carousell được ba sinh viên mới ra trường của Đại học Quốc gia Singapore sáng lập vào năm 2012 và đã được nhiều quỹ đầu tư như Golden Gate Ventures, Sequoia Capital, 500 Startups, Rakuten rót vốn.
“Chúng tôi luôn tự hỏi điều gì là tốt nhất cho cộng đồng Carousell, điều đó giúp chúng tôi có thể luôn tự điều chỉnh và tập trung vào sứ mệnh chung. Chúng tôi cũng luôn sẵn sàng đón nhận những phản hồi và ý tưởng từ cả nhóm”.
Đó cũng là điều tương tự tại Xurpas, một trong những công ty công nghệ lớn nhất Philippines được thành lập vào năm 2001.
Raymond Racaza, chủ tịch của Xurpas chia sẻ: “Chúng tôi luôn có mối quan hệ chuyên nghiệp và những phê bình mang tính xây dựng. Có thể một số người xem những lời nhận xét là mang tính cá nhân nhưng giữa những người sáng lập Xurpas không bao giờ có chuyện đó. Chúng tôi hiểu rằng chúng tôi luôn tìm kiếm lợi ích tốt nhất cho tất cả mọi người. Chúng tôi là một đội”.
2. Đừng “lấn sân” nhau
Thật tuyệt vời khi công ty có những cá nhân cùng chí hướng. Nhưng thực tế thì sự tương đồng cũng có thể gây rắc rối, tương tự như sự khác biệt. Khi các sáng lập viên cùng giỏi những việc giống nhau thì mâu thuẫn có thể xảy ra khi cần quyết định việc phân chia nhiệm vụ.
Racaza cho rằng Xurpas thật may mắn khi tránh được vấn đề này. “Chúng tôi không bao giờ lấn sân nhau… Tôi lo chuyện điều hành công ty. Tôi đam mê việc tạo ra ý tưởng cho sản phẩm, phát triển sản phẩm và triển khai… Vai trò của tôi là lái tàu. Một đối tác khác của tôi rất giỏi về “bức tranh tổng thể”: chúng tôi cần đi đâu, cơ hội nào mà chúng tôi phải nắm giữ. Người thứ ba thuần về công nghệ. Anh ấy là một kiến trúc sư. Và đó là toàn bộ cơ chế vận động của chúng tôi. Chúng tôi là đối tác từ ngày đầu tiên và chúng tôi vẫn còn ở đây”.
3. Không “đổ thừa”
Ashwin Jeyapalasingam và Viren Doshi, các sáng lập viên của CatchThatBus – một công ty startup của Malaysia chuyên về đặt vé xe bus trực tuyến cho biết dù họ không thể luôn gặp nhau một cách trực tiếp nhưng họ đã học cách hiểu nhau tốt hơn và cùng giải quyết các bất đồng.
Jeyapalasingam cho rằng: “Trong một quan hệ hợp tác thành công dù là ở góc độ cá nhân hay chuyên nghiệp thì điều quan trọng là một khi đã có quyết định chung, cả hai bên phải chấp nhận cả kết quả và hậu quả của quyết định và không có chuyện đổ thừa cho nhau”.
4. Trò chuyện với “người ngoài hiểu chuyện”
Tìm một bên thứ ba công bình để giúp hòa giải, cho lời khuyên có thể là điều có ích cho quan hệ hợp tác.
Vinnie Lauria, một sáng lập viên của Golden Gate Ventures gợi ý các doanh nhân startup nên trò chuyện với những người có nhiều kinh nghiệm hơn.
“Có những lúc bạn không thể nói chuyện với người đồng sáng lập của công ty và có thể cũng khó tiếp cận những nhà đầu tư của bạn, khi đó, cách tốt nhất là trò chuyện với những nhà sáng lập khác, những người cũng từng trong hoàn cảnh giống như bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên là tất cả các startup đều có những lúc “up” và “down” như thế”.
Sau hết, Lauria cho rằng truyền thông cởi mở là điều rất quan trọng. “Điều này nghe có vẻ là hiển nhiên nhưng thật ra thì nhiều nhà sáng lập đã kìm nén cảm xúc và sự giận dữ thay vì nên chủ động đối thoại thẳng thắn. Khi cảm xúc tiêu cực tích tụ, chúng sẽ được bộc lộ ra ngoài và biến một cuộc thảo luận thành tranh cãi nóng nảy”.
Mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu được kiểm soát tốt, nó chắc chắn có thể giúp cho mối quan hệ hợp tác trở nên bền vững hơn.
Thực tế, 65% doanh nghiệp startup thất bại vì mâu thuẫn giữa những người đồng sáng lập (theo kết quả một cuộc khảo sát 10.000 nhà sáng lập của 4.000 doanh nghiệp startup). Noam Wasserman, giáo sư của Harvard Business School đã đề cập đến sự thật này trong quyển sách của ông The Founder’s Dilemmas (Những trường hợp tiến thoái lưỡng nan của người sáng lập).
Vậy làm thế nào để bạn có thể kiểm soát tốt hơn, thậm chí có thể tránh được những cuộc tranh cãi trí mạng giữa những người đồng sáng lập công ty? Bài viết này được đúc kết từ những cuộc trò chuyện với các nhà đầu tư và những nhà sáng lập doanh nghiệp startup tại Đông Nam Á, những người đã chứng kiến và trải nghiệm các câu chuyện thành công cũng như “đau thương” của quá trình startup.
1. Kiểm soát cái tôi
Quek Siu Rui, đồng sáng lập công ty startup Carousell (ứng dụng chợ trời trực tuyến) của Singapore chia sẻ: “Chúng tôi cực kỳ tập trung vào sứ mệnh của công ty.
Giữa chúng tôi có một thỏa ước chung là việc cá nhân và chuyện “cái tôi” sẽ không được ưu tiên”. Carousell được ba sinh viên mới ra trường của Đại học Quốc gia Singapore sáng lập vào năm 2012 và đã được nhiều quỹ đầu tư như Golden Gate Ventures, Sequoia Capital, 500 Startups, Rakuten rót vốn.
“Chúng tôi luôn tự hỏi điều gì là tốt nhất cho cộng đồng Carousell, điều đó giúp chúng tôi có thể luôn tự điều chỉnh và tập trung vào sứ mệnh chung. Chúng tôi cũng luôn sẵn sàng đón nhận những phản hồi và ý tưởng từ cả nhóm”.
Đó cũng là điều tương tự tại Xurpas, một trong những công ty công nghệ lớn nhất Philippines được thành lập vào năm 2001.
Raymond Racaza, chủ tịch của Xurpas chia sẻ: “Chúng tôi luôn có mối quan hệ chuyên nghiệp và những phê bình mang tính xây dựng. Có thể một số người xem những lời nhận xét là mang tính cá nhân nhưng giữa những người sáng lập Xurpas không bao giờ có chuyện đó. Chúng tôi hiểu rằng chúng tôi luôn tìm kiếm lợi ích tốt nhất cho tất cả mọi người. Chúng tôi là một đội”.
2. Đừng “lấn sân” nhau
Thật tuyệt vời khi công ty có những cá nhân cùng chí hướng. Nhưng thực tế thì sự tương đồng cũng có thể gây rắc rối, tương tự như sự khác biệt. Khi các sáng lập viên cùng giỏi những việc giống nhau thì mâu thuẫn có thể xảy ra khi cần quyết định việc phân chia nhiệm vụ.
Racaza cho rằng Xurpas thật may mắn khi tránh được vấn đề này. “Chúng tôi không bao giờ lấn sân nhau… Tôi lo chuyện điều hành công ty. Tôi đam mê việc tạo ra ý tưởng cho sản phẩm, phát triển sản phẩm và triển khai… Vai trò của tôi là lái tàu. Một đối tác khác của tôi rất giỏi về “bức tranh tổng thể”: chúng tôi cần đi đâu, cơ hội nào mà chúng tôi phải nắm giữ. Người thứ ba thuần về công nghệ. Anh ấy là một kiến trúc sư. Và đó là toàn bộ cơ chế vận động của chúng tôi. Chúng tôi là đối tác từ ngày đầu tiên và chúng tôi vẫn còn ở đây”.
3. Không “đổ thừa”
Ashwin Jeyapalasingam và Viren Doshi, các sáng lập viên của CatchThatBus – một công ty startup của Malaysia chuyên về đặt vé xe bus trực tuyến cho biết dù họ không thể luôn gặp nhau một cách trực tiếp nhưng họ đã học cách hiểu nhau tốt hơn và cùng giải quyết các bất đồng.
Jeyapalasingam cho rằng: “Trong một quan hệ hợp tác thành công dù là ở góc độ cá nhân hay chuyên nghiệp thì điều quan trọng là một khi đã có quyết định chung, cả hai bên phải chấp nhận cả kết quả và hậu quả của quyết định và không có chuyện đổ thừa cho nhau”.
4. Trò chuyện với “người ngoài hiểu chuyện”
Tìm một bên thứ ba công bình để giúp hòa giải, cho lời khuyên có thể là điều có ích cho quan hệ hợp tác.
Vinnie Lauria, một sáng lập viên của Golden Gate Ventures gợi ý các doanh nhân startup nên trò chuyện với những người có nhiều kinh nghiệm hơn.
“Có những lúc bạn không thể nói chuyện với người đồng sáng lập của công ty và có thể cũng khó tiếp cận những nhà đầu tư của bạn, khi đó, cách tốt nhất là trò chuyện với những nhà sáng lập khác, những người cũng từng trong hoàn cảnh giống như bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên là tất cả các startup đều có những lúc “up” và “down” như thế”.
Sau hết, Lauria cho rằng truyền thông cởi mở là điều rất quan trọng. “Điều này nghe có vẻ là hiển nhiên nhưng thật ra thì nhiều nhà sáng lập đã kìm nén cảm xúc và sự giận dữ thay vì nên chủ động đối thoại thẳng thắn. Khi cảm xúc tiêu cực tích tụ, chúng sẽ được bộc lộ ra ngoài và biến một cuộc thảo luận thành tranh cãi nóng nảy”.
Mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu được kiểm soát tốt, nó chắc chắn có thể giúp cho mối quan hệ hợp tác trở nên bền vững hơn.
Theo LONG HỒ
DNSG
Không có nhận xét nào